Những Tác Dụng Của Lá Hẹ Đối Với Sức Khỏe

Lá hẹ

Cây lá Hẹ là một trong những loại rau thường được sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày. Ngoài công dụng làm món ăn thì lá hẹ còn nhiều công dụng khác đối với sức khỏe con người. Theo Y Học Cổ Truyền, cây lá hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh Can, Vị và Thận. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương,…Cùng tìm hiểu những tác dụng của lá hẹ trong bài viết này nhé!

Lá hẹ
Lá hẹ

Cây lá hẹ hay cây rau hẹ thuộc họ Hành (Alliaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác như cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,.. có chiều cao khoảng 15 – 40cm, có mùi thơm rất đặc trưng. Đây là một trong những loại cây khá dễ trồng và ít phải chăm sóc. Không những thế, cây lá hẹ phát triển tốt quanh năm, ngoài là một loại rau để chế biến món ăn thì nó còn được dùng để chữa một số bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì lá hẹ có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của xương, có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ung thư.

Giá trị dinh dưỡng của lá hẹ

Lá hẹ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, lượng calo trong lá hẹ tương đối thấp. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 muỗng canh lá hẹ cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 0,9 calo.
  • Vitamin K: 6,38 mcg.
  • Vitamin C: 1,74 mg.
  • Vitamin B9: 3,15 mcg.
  • Vitamin A: 6,43 mcg.
  • Canxi: 2,76 mg.
  • Kali: 8,88 mg.
  • Một số chất khác như: sắt, vitamin B6, vitamin B3, vitamin B1, vitamin B2, phospho, chất xơ.

Tác dụng của lá hẹ đối với sức khỏe

Công dụng của lá hẹ
Công dụng của lá hẹ

1. Chống oxy hóa: Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene và lutein, lá hẹ có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến stress oxy hóa và lão hóa.

2. Tăng cường miễn dịch: Collagen là nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào mạch máu và mô cơ mới, duy trì cấu trúc cơ thể. Lá hẹ có hàm lượng vitamin C lớn giúp tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và collagen.

3. Hỗ trợ tiêu hóa: Lá hẹ là một nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng táo bón.

4. Giảm cholesterol: Một số nghiên cứu cho thấy, các chất chống oxy hóa trong lá hẹ có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

5. Cải thiện trí não: Lá hẹ cung cấp choline và folate, các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển chức năng não bộ. Trong đó, choline cần thiết cho việc tạo ra neurotransmitter acetylcholine – chất truyền tin quan trọng trong hệ thần kinh. Các nghiên cứu cho thấy người lớn ăn nhiều thực phẩm chứa choline có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn.

6. Chống ung thư: Nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn nhiều lá hẹ với việc giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Một số nghiên cứu đã đặc biệt gợi ý rằng các loại rau thuộc họ allium, bao gồm cả hẹ, có thể có tác dụng chống ung thư.

7. Là một nguồn vitamin K dồi dào: Lá hẹ có chứa vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu. Các nguồn cung cấp vitamin K khác gồm có rau lá xanh, dầu thực vật và trái cây bao gồm quả việt quất và quả sung.

8. Cải thiện giấc ngủ: Nhờ thành phần choline – một hoạt chất giúp kích thích ngủ ngon mà lá hẹ có tác dụng cải thiện giấc ngủ.

9. Giúp làm đẹp da: Lá hẹ giúp làm đẹp da nhờ chứa beta-caroten và vitamin C, các chất chống oxy hóa giúp da tươi sáng và rạng rỡ. Lá hẹ còn hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và chống lão hóa như vết chân chim, vết đồi mồi, nếp nhăn.

10. Hỗ trợ giảm cân: Lá hẹ có ích cho việc giảm cân nhờ vào lượng calo thấp và chứa nhiều chất xơ giúp cảm giác no lâu hơn.

12. Tốt cho mắt: Lá hẹ có tác dụng tốt cho mắt do chứa các carotenoid như lutein và zeaxanthin. Những chất này tích tụ trong võng mạc mắt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Do đó, ăn hẹ giúp hỗ trợ thị lực hiệu quả.

13. Hỗ trợ sức khỏe xương: Vitamin K có trong lá hẹ làm tăng sự hấp thụ của canxi trong xương, giúp duy trì sức khỏe xương khỏe mạnh.

14. Giúp tóc chắc khỏe: Hẹ có thể tăng cường lưu thông máu đến da đầu giúp chân tóc phát triển mạnh mẽ, từ đó ngăn ngừa tóc gãy rụng.

Trên đây là 14 tác dụng của lá hẹ mà bạn có thể tham khảo để bổ sung lá hẹ vào thực đơn ăn của bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm công dụng của lá hẹ trong việc làm thuốc.

Một số bài thuốc từ cây lá hẹ

Có thể dùng lá hẹ trong một số bài thuốc chữa bệnh
Có thể dùng lá hẹ trong một số bài thuốc chữa bệnh
  • Bài thuốc chữa cảm mạo, ho do lạnh: Sử dụng 250g lá hẹ, cùng với 25g gừng tươi, cho thêm ít đường đem hấp chín, ăn cái, uống nước, sử dụng liền 5 ngày.
  • Bài thuốc chữa nhức răng: Sử dụng một nắm hẹ bao gồm cả rễ, đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đặt vào chỗ đau cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày. Không dùng muối hoặc chỉ sử dụng một chút muối khi chế biến món ăn. Hoặc sử dụng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, đem nấu canh ăn thường xuyên. Bài thuốc này có tác dụng tốt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, cơ thể đã suy nhược.
  • Bài thuốc nhuận tràng, chữa táo bón: Sử dụng hạt cây hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần dùng 5g hòa với nước sôi uống, ngày uống 3 lần, dùng liền trong 10 ngày.
  • Bài thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Dùng 50 gạo nấu cháo, sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, rồi thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
  • Bài thuốc chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Sử dụng lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong cho vào bát, sau đó để vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 2 – 3 lần, dùng liên tục trong 5 ngày.
  • Bài thuốc giúp bổ mắt: Sử dụng 150g rau hẹ, 150g gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa rồi xào với rau hẹ, khi xào dùng lửa to, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Sử dụng 200g rau hẹ, 200g tôm nõn, xào ăn với cơm.
  • Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, ăn uống kém: Sử dụng 20g hạt hẹ, gạo 100g, đem nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, 10 ngày là một liệu trình.

Tuy lá hẹ có nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể làm thuốc chữa bệnh, nhưng một số người sau đây chú ý không nên ăn lá hẹ:

Một số người không nên ăn lá hẹ
Một số người không nên ăn lá hẹ
  • Người bị nóng trong: Lá hẹ có tính ấm và dễ sinh nhiệt nên có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây khó chịu và gây khô miệng.
  • Người bị bệnh về mắt: Người mắc bệnh viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ không nên ăn lá hẹ vì chúng có thể làm nặng thêm các vấn đề ở mắt.
  • Người bị mụn nhọt: Lá hẹ có vị chát và tính ấm. Nếu người bị mụn nhọt trong người ăn lá hẹ có thể làm nặng các triệu chứng, gây ngứa, viêm nhiễm và chảy mủ.
  • Người có dạ dày yếu: Lá hẹ chứa nhiều chất xơ và không dễ tiêu hóa. Người dạ dày yếu ăn lá hẹ có thể bị kích thích ruột, tiêu chảy, nôn mửa,…
  • Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Người mắc bệnh viêm dạ dày, viêm đường ruột nên tránh ăn lá hẹ, vì lá hẹ có tính ấm và có thể kích thích đường tiêu hóa và làm nặng thêm các triệu chứng khó chịu.

Khi đã nắm rõ được những tác dụng của lá hẹ rồi mà bạn muốn sử dụng lá hẹ thì hãy tham khảo cách chế biến lá hẹ thành món ăn nhé!

Một số món ăn chế biến cùng lá hẹ

1. Bánh canh hẹ: Đây là một món ăn mang đậm màu sắc ẩm thực của quê hương Phú Yên. Điều làm nên sự đặc biệt của món ăn này là nước dùng được ninh từ xương ống heo và nêm nếm kỹ càng, tạo nên vị ngọt thanh, đậm đà. Mặt khác, sợi bánh canh được nặn tay từ bột gạo nên mềm dai vừa phải, chả cá dùng trong bánh canh được làm từ cá tươi, thơm ngon, ăn kèm với thật nhiều rau hẹ và hành lá tạo nên màu sắc bắt mắt và hương vị đặc trưng vô cùng hấp dẫn.

Bánh canh hẹ
Bánh canh hẹ

2. Salad hẹ: Lá hẹ tươi được cắt nhỏ và trộn cùng với rau xanh khác như rau xà lách, rau mùi, hoa chuối và thêm các loại hạt như hạt dẻ, hạt óc chó. Rưới sốt vinaigrette hoặc sốt mật ong chanh để tăng thêm hương vị.

Salad hẹ
Salad hẹ

3. Nộm hẹ: Một món nộm truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, bao gồm lá hẹ tươi cắt nhuyễn, ớt tươi, đậu phộng rang và thịt gà luộc. Nộm được trang trí với hành phi và rau thơm.

Nộm hẹ và hành tây
Nộm hẹ và hành tây

4. Bánh xèo hẹ: Lá hẹ được thêm vào bánh xèo để tăng thêm hương vị và độ ngon. Bánh xèo ăn kèm với rau sống, dưa leo, rau thơm và nước mắm chấm.

Bánh xèo lá hẹ
Bánh xèo lá hẹ

5. Canh chua hẹ: Món canh chua truyền thống có thêm lá hẹ tươi để làm tăng thêm hương vị tươi mới. Canh chua được nấu với cá lóc, tôm, nấm hương và các loại rau củ khác.

Canh chua lá hẹ
Canh chua lá hẹ

6. Cá kho tộ hẹ: Cá kho tộ được kho với nước dừa, mắm, đường và lá hẹ để tạo ra món cá kho thơm ngon và bổ dưỡng.

Cá kho tộ hẹ
Cá kho tộ hẹ

7. Canh hẹ nấu trứng: Món ăn này là sự kết hợp hài hòa của nước dùng đậm đà và ngọt bùi của trứng gà và màu xanh tươi mát của lá hẹ. Món canh hẹ nấu trứng khi được nấu xong sẽ tỏa ra một mùi hương thơm ngon khó cưỡng cùng tạo hình bắt mắt chắc chắn sẽ làm bạn say mê và thích thú cho lần thử đầu tiên.

Canh hẹ nấu trứng
Canh hẹ nấu trứng

8. Bánh hẹ chiên: Với lớp vỏ bánh giòn rụm vàng đều cùng phần nhân mềm, béo bùi, thơm mùi hương đặc trưng của hẹ và trứng gà khiến cho món bánh càng trở nên hấp dẫn. Bánh hẹ chiên không chỉ trở thành lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn chính mà còn là món ăn nhẹ hấp dẫn có thể dọn tại các bữa tiệc và các buổi họp mặt bạn bè.

Bánh hẹ chiên
Bánh hẹ chiên

9. Bánh đa cá rô đồng nấu hẹ: Bánh đa cá rô có lẽ không quá xa lạ đối với chúng ta, tuy nguyên liệu dân dã dễ tìm nhưng mùi vị thanh ngọt của món nước này lại là thứ khiến ta khó quên.

Bánh đa cá rô lá hẹ
Bánh đa cá rô lá hẹ

10. Thịt bò xào bông hẹ: Món ăn này có màu sắc đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, thịt bò khi được xào chín tới rất vừa và không bị dai, vẫn giữ được trọn vẹn vị ngọt tự nhiên. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt bò, vị giòn của bông hẹ và vị hương vị đậm đà của nước sốt.

Thịt bò xào bông hẹ
Thịt bò xào bông hẹ

Chú ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tìm hiểu thêm về tác dụng của lá hẹ từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có cách sử dụng hợp lý trong việc chữa bệnh.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ: