Người già trước tuổi là người đó có tuổi sinh học lớn hơn tuổi thật. Tuổi sinh học có thể trẻ hoặc già hơn tuổi thật là còn tùy thuộc vào di truyền, chế độ ăn và lối sống sinh hoạt hàng ngày. Cơ thể mỗi người không phải ai cũng phát triển đúng theo tuổi thật. Có một số người trẻ lâu, trong khi đó có một số người già rất nhanh hơn so với tuổi thật (tính theo năm sinh). Những thói quen xấu sau đây có thể là nguyên nhân của bệnh già trước tuổi, hãy bỏ ngay những thói quen này càng sớm càng tốt.
1. Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá có thể dẫn đến hiện tượng “già trước tuổi” do nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe và ngoại hình.
Tác động lên da:
- Nếp nhăn: Nicotine trong thuốc lá gây co thắt mạch máu, giảm lượng máu và oxy đến da, dẫn đến da khô, xuất hiện nếp nhăn sớm.
- Mất đàn hồi: Thuốc lá phá hủy collagen và elastin, hai chất quan trọng giúp da duy trì độ đàn hồi và săn chắc. Điều này làm cho da bị chảy xệ và nhăn nheo.
Tác động lên tóc:
- Tóc bạc sớm: Hút thuốc có thể làm giảm lượng máu và chất dinh dưỡng đến tóc, gây ra hiện tượng tóc bạc sớm.
- Rụng tóc: Các chất độc hại trong khói thuốc có thể làm hỏng nang tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Tác động lên răng và miệng:
- Nhuộm răng: Nicotine và tar trong thuốc lá làm răng bị ố vàng.
- Bệnh nướu răng: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng, dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.
Tác động lên mắt:
- Quầng thâm và bọng mắt: Hút thuốc gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, làm xuất hiện quầng thâm và bọng mắt.
Hút thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, phổi và nhiều cơ quan khác, làm cho cơ thể yếu đi và trông già hơn so với tuổi thật. Việc từ bỏ thuốc lá không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp duy trì ngoại hình trẻ trung hơn.
2. Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống thiếu cân bằng, ưa chuộng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và thức ăn nhanh là 1 trong những thói quen có thể khiến bạn già trước tuổi. Những thực phẩm này thường thiếu các dưỡng chất cần thiết và chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Để cải thiện sức khỏe da, hãy bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein, cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Tham khảo thêm:
3. Thiếu ngủ
- Thiếu ngủ làm suy yếu hệ miễn dịch, làm cơ thể dễ mắc bệnh và khó phục hồi sau bệnh tật. Thiếu ngủ lâu dài có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
- Thiếu ngủ làm cho mạch máu dưới mắt giãn ra, tạo ra quầng thâm dưới mắt. Đây là một dấu hiệu rõ ràng của mệt mỏi và có thể làm cho khuôn mặt trông già hơn.
- Thiếu ngủ gây ra sự suy giảm lưu lượng máu đến da, làm cho da trông xỉn màu và thiếu sức sống.
- Thiếu ngủ làm giảm sự sản sinh collagen, một protein giúp da duy trì độ đàn hồi và mịn màng. Điều này có thể dẫn đến việc da trở nên nhăn nheo và chảy xệ.
- Một giấc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể sản sinh collagen, cải thiện độ đàn hồi và vẻ ngoài tươi trẻ của da.
Xem thêm:
4. Thói quen lười vận động
Vận động thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp da sáng khỏe và tràn đầy năng lượng. Lười vận động là một trong những thói quen khiến bạn già trước tuổi nên bỏ ngay hôm nay, lười vận động không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính mà còn khiến cơ thể tích tụ mỡ thừa và làm cho da kém đàn hồi.
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện, dù chỉ là đi bộ, chạy bộ hay tham gia các hoạt động thể thao.
Xem thêm:
5. Thường xuyên stress
Stress kéo dài khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol – một hormone gây hại cho da. Cortisol làm tăng tiết dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn. Ngoài ra, stress còn làm giảm khả năng tự phục hồi của da, dẫn đến nám, tàn nhang và lão hóa nhanh hơn. Để giảm stress, hãy thử các phương pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc đơn giản là dành thời gian cho những sở thích cá nhân.
6. Lạm dụng mỹ phẩm
Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có chứa hóa chất không phù hợp có thể gây kích ứng da, làm da mỏng manh và dễ tổn thương hơn. Lạm dụng mỹ phẩm có thể làm mất cân bằng độ pH của da, làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên và dẫn đến lão hóa sớm.
Vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, không chứa hóa chất và hạn chế trang điểm quá nhiều để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh.
7. Uống ít nước
Việc duy trì đủ lượng nước hàng ngày là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tổng quát và ngoại hình trẻ trung. Hãy chắc chắn uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày (khoảng 2-2,5 lít) và điều chỉnh lượng nước theo nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong những ngày nóng hoặc khi vận động nhiều.
- Thiếu nước làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, dẫn đến tình trạng khô, bong tróc và nứt nẻ. Khi da không đủ nước, các nếp nhăn xuất hiện rõ ràng hơn và da mất đi độ đàn hồi, làm cho khuôn mặt trông già hơn.
- Nước giúp duy trì lưu thông máu tốt, cung cấp dưỡng chất cho da. Thiếu nước làm da trông xỉn màu và thiếu sức sống. Điều này khiến bạn trông già đi so với tuổi thực
- Thiếu nước ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc, làm tóc khô, dễ gãy và chẻ ngọn.
Trên đây là 7 thói quen xấu khiến bạn có thể trông già trước tuổi, bạn hãy tìm hiểu thêm về 7 thói quen xấu này và bỏ ngay lập tức để cải thiện ngoại hình nhé.
Ngoài ra, để tránh bị già trước tuổi bạn cũng có thể tham khảo bài viết của Bs CKII LÊ THÚY PHƯỢNG
1. Chế độ dinh dưỡng:
Để kéo dài sự trẻ trung, nghĩa là vẫn giữ được một thể chất khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn khi có tuổi, chính là chế độ dinh dưỡng chống lão hoá ngay từ khi còn trẻ.
Nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng cơ bản để chống lại sự lão hóa bao gồm: chế độ ăn đủ năng lượng, đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng (nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng). Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hoá. Cách ăn uống phòng bệnh thiếu máu, thiếu vi chất, loãng xương, tim mạch, đái tháo đường, béo phì và ung thư. Dinh dưỡng ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Lưu ý cách ăn uống và lối sống trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hôm nay, và những gì ta làm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính mình. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh, dáng vóc trẻ trung, sức khỏe dẻo dai và trí óc minh mẫn khi có tuổi thì chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thích hợp ngay từ khi còn trẻ.
Nên có chế độ ăn cân đối và đa dạng, đảm đủ năng lượng, tránh để bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì vì cả hai tình trạng này đều dẫn đến những bệnh lý làm giảm tuổi thọ. Người bị suy dinh dưỡng sẽ dễ bị các bệnh nhiễm trùng, người thừa cân sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, cao huyết áp…
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa chính là sự hủy hoại của các gốc tự do (chất oxy hóa). Đây là những phân tử bị mất một điện tử ở quỹ đạo vòng ngoài, còn lại một điện tử đơn lẻ nên có sức hút rất lớn đối với màng tế bào, có thể làm tổn thương các tế bào và mô của cơ thể. Ngoài những chất oxy hóa là sản phẩm do cơ thể tạo ra trong quá trình chuyển hóa, các tác nhân từ môi trường (thuốc lá, rượu, stress và ô nhiễm môi trường) cũng làm tổn thương các tế bào của cơ thể.
Trong cơ thể người còn trẻ lành mạnh, chất oxy hóa không gây tác hại đáng kể vì có hệ thống bảo vệ chống oxy hóa. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 yếu tố này. Khi tuổi càng cao thì khả năng chống oxy hóa của cơ thể càng giảm do sự hấp thu các chất chống oxy hóa giảm và hoạt động của nó chiếm ưu thế, thúc đẩy những phản ứng dây chuyền oxy hóa nhiều chất trong đó có các chất béo là thành phần cấu trúc chính của màng tế bào, gây tổn thương màng tế bào.
Việc oxy hóa dẫn đến những tổn thương khác như thay đổi cấu trúc các phân tử protein, ức chế hoạt động các men, thay đổi cấu trúc và đặc tính các nội tiết tố được xem là nguyên nhân của quá trình lão hóa và các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường… Do đó, người cao tuổi rất dễ bị những căn bệnh thoái hóa do gốc tự do gây ra như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, thoái hóa võng mạc, kể cả suy giảm trí nhớ.
Vitamin E là chất chống oxy hóa tan trong chất béo phong phú nhất trong cơ thể. Đây là một trong những chất chống oxy hóa phá hủy chuỗi họat động của gốc tự do hiệu quả nhất, nhất là oxy hóa chất béo. Do thành phần cấu tạo não và màng tế bào chủ yếu là chất béo nên chất chống oxy hóa quan trọng nhất cho não và tế bào chính là vitamin E. Vitamin E có nhiều trong mầm giá đỗ, dầu thực vật và các loại hạt nhiều dầu.
Vitamin C là chất chống oxy hóa tan trong nước phong phú nhất trong cơ thể, họat động chủ yếu ở dịch tế bào. Vitamin C đặc biệt hoạt động hữu hiệu trong “cuộc chiến đấu” chống lại sự hình thành gốc tự do tạo nên do sự ô nhiễm và khói thuốc lá. Nó cũng giúp tái tạo vitamin E sau khi vitamin E bắt giữ chất oxy hóa. Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi, đặc biệt là bưởi, cam, táo, ổi, sơ-ri, cóc chín, đu đủ chín.
Beta-caroten là chất chống oxy hóa tan trong chất béo, có nhiều trong các loại củ quả có màu vàng hoặc cam (cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, xoài chín…) hoặc rau lá xanh đậm (cải thìa, rau muống, rau ngót, rau lang, rau dền, bông cải xanh).
2. Tập luyện thể lực và trí não thường xuyên:
Vận động thường xuyên sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, chắc xương, hạn chế mất cơ, tích mỡ và loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung. Vận động còn giúp tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Nên áp dụng các hình thức vận động ưa thích và phù hợp với sức khỏe để có thể duy trì vận động thường xuyên.
Tập luyện trí não thường xuyên. Lời khuyên tốt nhất để có trí não sắc bén là “sử dụng nó, hoặc mất nó”. Nên thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, học điều mới đều đặn là những cách tác động tích cực lên khả năng trí não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc trẻ để giúp củng cố chức năng nhận thức trong những thập niên về sau.
3. Phòng bệnh và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Có một cuộc sống cân bằng là vô cùng quan trọng. Vì thế cần có sự sắp xếp cần thiết về thời gian, công việc, nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần, cố gắng dung hòa những điều tốt lẫn điều xấu để có thể tìm thấy sự bình yên hay cân bằng trong cuộc sống, giữ gìn sức khỏe, có lối sống lành mạnh và điều độ có thể sẽ giúp phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Nên đi khám bệnh định kỳ hàng năm, nhất là mỗi khi cơ thể có sự bất an. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa phương pháp điều trị và cơ hội chữa khỏi rất cao. Nếu có điều kiện nên kiểm tra huyết áp, kiểm tra đường huyết, lipid máu (mỡ máu) theo định kỳ. Khi đã biết mình mắc một bệnh nào đó do bác sĩ khám bệnh tìm ra và kê đơn điều trị thì cần tuân thủ, không nên tự mua thuốc để điều trị hoặc tự động thay đổi liều lượng thuốc.
Chúng ta không thể đạt bất cứ điều gì trong cuộc sống nếu như không có sức khỏe hay bị bệnh tật. Do đó chúng ta cần hạn chế tích lũy sai lầm trong cuộc sống, chăm sóc tốt cho bản thân ở mỗi giai đoạn phát triển của con người và giai đoạn trước sẽ là tiền đề cho giai đoạn sau. Đó là cách để cơ thể luôn khỏe mạnh và đầy đủ năng lượng để làm tất cả những gì mình muốn.
Bs CKII LÊ THÚY PHƯỢNG
Trên đây là những thói quen xấu khiến bạn bị già trước tuổi và lời khuyên của bác sỹ Lê Thúy Phượng để tránh trình trạng già trước tuổi, bạn có thể tham khảo và điều chỉnh những thói quen của mình để có một lối sống lành mạnh và ngoại hình khỏe đẹp.