Bia là một loại đồ uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt vào những ngày mùa hè nắng nóng thì việc lựa chọn bia để giải nhiệt là nhu cầu của nhiều người. Vậy uống bia có tốt không? Uống bia, giống như bất kỳ loại thức uống có cồn nào, cần được tiêu thụ một cách có kiểm soát và điều độ. Mặc dù bia có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải, nhưng lạm dụng bia có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu xem những tác dụng của việc uống bia và tác hại của nó đối với sức khỏe nếu uống quá nhiều.
Hiện nay đa số các loại bia công nghiệp, bia hơi hay bia thủ công đều có nguyên liệu nấu bia chung là: lúa mạch, hoa bia, nước và men bia. Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống bia với mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích cho cơ thể nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể gây hại đến gan, tim mạch, da mặt và nhiều khía cạnh khác của sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của một lon bia (350ml) bao gồm:
- Calories: 153 calo.
- Protein: 2g.
- Chất béo: 1g.
- Carbohydrate: 13g.
- Chất xơ: 1g.
- Đường: 1g.
- Kali, Magie, Canxi, Phốt pho, Niacin (vitamin B3), Vitamin B9.
- Đặc biệt, một số loại bia có màu sắc đậm có chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư.
Tùy vào công thức nấu bia mà độ cồn của bia có thể thay đổi từ 3% – 40%.
Lợi ích của bia đối với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn uống bia một cách điều độ, với một lượng vừa đủ thì bia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Cung cấp vitamin và khoáng chất: Bia chứa một số vitamin nhóm B như B6 và B12, cùng với các khoáng chất như kali, magiê và silic. Silic trong bia có thể giúp tăng cường sức khỏe xương.
- Giảm nguy cơ mắc sỏi thận: Bia chứa kali và magie giúp ngăn ngừa sự phát triển của sỏi thận. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống một chai bia mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận lên đến 40%.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Bia có chứa các polyphenol, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch, nếu bạn uống bia một cách điều độ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giúp đẹp da và tóc: Vitamin B và E có trong bia giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và làm sáng da. Bên cạnh đó, hoa bia và mạch nha trong bia thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc. Nhiều phụ nữ cũng đã sử dụng bia làm nguyên liệu để làm đẹp mà bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về những công thức làm đẹp từ bia.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Chất chống oxy hóa xanthohumol và polyphenol có trong bia có tác dụng ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Bia, đặc biệt là bia đen, có chứa chất xơ giúp cải thiện quá trình vận chuyển của đường ruột. Đồng thời, lượng ga có trong bia cũng là một trong các tác nhân giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
- Làm chậm sự lão hóa và tăng tuổi thọ: Bia tăng mức độ và tác động của Vitamin E, vì nó hoạt động như một chất chống oxy hóa nên sẽ giúp giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa.
- Giảm cholesterol xấu: Uống bia giúp tăng mức độ lipoprotein – loại cholesterol tốt, và lượng chất xơ trong bia giúp giảm mức cholesterol LDL – loại cholesterol xấu.
- Tăng cường sức khỏe tinh thần: Uống bia có thể giúp tạo cảm giác bình tĩnh và thư giãn nhờ tăng lượng dopamine trong não.
Mặc dù bia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã nêu ở trên, nhưng bia cũng là một loại đồ uống có cồn. Nếu lạm dụng quá mức khuyến cáo thì các chất có cồn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là hủy hoại sức khỏe của bạn. Hãy cẩn trọng với những tác hại nếu bạn uống quá nhiều bia.
- Ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh: Chất cồn trong bia tác động đến não, làm chậm quá trình dẫn truyền tín hiệu trong hệ thần kinh, đây là một lý do khiến bạn dễ thay đổi tâm trạng, mất cân bằng và suy giảm trí tuệ, trí nhớ.
- Gây tăng cân và béo phì: Bia chứa calo, và việc uống quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tăng mỡ bụng, thường được gọi là “bụng bia.”
- Làm hại dạ dày: Uống quá nhiều bia có thể làm giảm màng kết dính dạ dày và tăng mức axit dạ dày, gây ra các vấn đề như viêm, loét dạ dày, thủng dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
- Gây hại cho gan: Chất cồn trong bia khi tiêu thụ quá nhiều có thể làm tổn thương gan, làm giảm khả năng lọc chất thải độc hại từ máu, từ đó dẫn đến căn bệnh xơ gan. (tham khảo: ăn gì bổ gan)
- Gây rối loạn hoocmon: Việc uống quá nhiều bia có thể khiến cho hoocmon của bạn hoạt động không ổn định, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và làm giảm nồng độ tinh trùng, giảm testosterone ở nam giới.
- Tăng nguy cơ bị ung thư: Uống quá nhiều bia thường xuyên có thể gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh như ung thư họng, đại tràng, miệng và gan.
- Gây mất nước và ảnh hưởng đến thận: Mặc dù uống bia có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận, uống quá nhiều lại có thể gây mất nước và làm việc quá tải cho thận.
- Rối loạn tiểu tiện: Việc uống quá nhiều bia khiến thận của bạn phải làm việc quá sức, gây ra các vấn đề tiểu tiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu đêm và tiểu rắt.
- Suy giảm khả năng miễn dịch: Chất cồn trong bia làm giảm lượng bạch cầu, suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho người uống nhiều bia dễ bị cảm cúm và nhiễm bệnh.
- Tác nhân gây loãng xương: Tiêu thụ quá nhiều bia có thể làm giảm hình thành xương mới và hạ mức canxi trong cơ thể, dẫn đến loãng xương và dễ gãy xương.
Uống bia có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nếu được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, chẳng hạn như 1-2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ. Tuy nhiên, việc lạm dụng bia có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều quan trọng là phải duy trì một lối sống cân bằng, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và hạn chế tiêu thụ các thức uống có cồn.