Những Ứng Dụng Đo Độ Ô Nhiễm Không Khí Bạn Nên Thử

Ứng dụng Air Quality

Ô nhiễm không khí là sự hiện diện của các chất độc hại hoặc các hạt nhỏ trong không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Đây là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt ở các khu vực đô thị và công nghiệp hóa.

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiếm không khí như:

  1. Phát thải từ các phương tiện giao thông: Khí thải từ ô tô, xe máy, xe tải chứa các chất độc hại như CO, NO2, và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs).
  2. Hoạt động công nghiệp: Các nhà máy và xí nghiệp thải ra khí thải công nghiệp, chứa các chất gây ô nhiễm như SO2, NOx, và các hạt bụi.
  3. Đốt nhiên liệu hóa thạch: Việc đốt cháy than, dầu và khí đốt tự nhiên để sản xuất năng lượng thải ra CO2, SO2, NOx và các hạt nhỏ gây ô nhiễm.
  4. Hoạt động nông nghiệp: Hoạt động đốt rơm rạ, sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu thải ra NH3, methane và các hạt nhỏ khác.
  5. Hoạt động xây dựng: Khói bụi từ các công trình xây dựng và sửa chữa đường xá.
  6. Đốt rác thải: Đốt rác thải không kiểm soát thải ra các chất độc hại và bụi mịn.

Các chất gây ô nhiễm chính bao gồm:

  • PM2.5 và PM10: Các hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet (PM2.5) và nhỏ hơn 10 micromet (PM10) có thể xâm nhập sâu vào phổi và gây ra các bệnh về hô hấp.
  • CO (Carbon Monoxide): Khí không màu, không mùi, có thể gây ngộ độc khi hít phải với nồng độ cao.
  • NO2 (Nitrogen Dioxide): Gây kích ứng đường hô hấp và có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về phổi.
  • SO2 (Sulfur Dioxide): Gây kích ứng mắt, mũi và họng, và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
  • O3 (Ozone): Ở tầng đối lưu, ozone là một chất gây ô nhiễm mạnh, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và tổn thương phổi.
  • VOCs (Volatile Organic Compounds): Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, chóng mặt và các bệnh mãn tính.

Ô nhiễm không khí gây ra nhiều tác động tiêu cực:

Đến sức khỏe con người:

  • Gây ra các bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, và các bệnh phổi mãn tính.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư phổi.
  • Gây ra các vấn đề về sức khỏe cho trẻ em và người già.

Đến môi trường:

  • Gây ra mưa axit, ảnh hưởng đến chất lượng nước và đất.
  • Gây tổn thương cho cây cối và hệ sinh thái.
  • Làm giảm tầm nhìn và gây hiện tượng sương mù quang hóa.

Đến kinh tế:

  • Chi phí y tế tăng cao do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.
  • Giảm năng suất lao động do các vấn đề về sức khỏe.

Để nhận biết mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực bạn sinh sống, bạn có thể sử dụng một trong những ứng dụng sau:

1. AirVisual

AirVisual
Ứng dụng AirVisual

Đây là một ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến cung cấp thông tin về chất lượng không khí bao gồm những tính năng như:

Đo chỉ số chất lượng không khí (AQI):

  • Cung cấp chỉ số chất lượng không khí theo thời gian thực cho hàng ngàn thành phố trên toàn thế giới.
  • AQI được đo bằng cách tổng hợp dữ liệu từ các trạm quan trắc chất lượng không khí công cộng và các cảm biến độc lập.

Dự báo chất lượng không khí:

  • Cung cấp dự báo chất lượng không khí trong 7 ngày tới, giúp người dùng lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài trời.

Bản đồ chất lượng không khí:

  • Bản đồ tương tác hiển thị mức độ ô nhiễm không khí trên toàn cầu, cho phép người dùng theo dõi chất lượng không khí ở bất kỳ khu vực nào.

Thông tin chi tiết về các chất gây ô nhiễm:

  • Cung cấp thông tin chi tiết về các chất gây ô nhiễm chính như PM2.5, PM10, CO, NO2, O3, và SO2.

Cảnh báo ô nhiễm không khí:

  • Gửi thông báo và cảnh báo khi chất lượng không khí xấu đi, giúp người dùng bảo vệ sức khỏe.

Lời khuyên về sức khỏe:

  • Đưa ra lời khuyên về sức khỏe dựa trên mức độ ô nhiễm hiện tại, giúp người dùng điều chỉnh các hoạt động ngoài trời để giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí.

Kết nối với thiết bị đo chất lượng không khí cá nhân:

  • Hỗ trợ kết nối với các thiết bị đo chất lượng không khí cá nhân như máy lọc không khí, giúp người dùng theo dõi và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

AirVisual có sẵn trên cả Google Play (cho Android) và App Store (cho iOS). Bạn chỉ cần tìm kiếm “AirVisual” và tải xuống ứng dụng.

2. Pam Air

PamAir
Ứng dụng Pam Air

Pam Air là một ứng dụng có sẵn trên Google Play (cho Android) và App Store (cho iOS) cung cấp thông tin về chất lượng không khí tại Việt Nam. Đây là một công cụ hữu ích để người dân có thể theo dõi và nhận biết tình trạng ô nhiễm không khí trong khu vực mình sinh sống.

Nguồn dữ liệu của ứng dụng này sẽ dựa trên các thiết bị cảm biến chất lượng không khí được sản xuất bởi công ty D&L – Công ty phát triển ứng dụng Pam Air và nguồn thứ hai là đến từ bên thứ ba như NetNam,..

Ứng dụng này có những chức năng tương tự như AirVisual, bạn có thể tải về và sử dụng hoàn toàn miễn phí.

3. Air Matter

Air-Matter
Ứng dụng Air-Matter

Air Matter là một ứng dụng đo lường chất lượng không khí được ra mắt từ năm 2011, tính đến nay Air Matter đã có thể tổng hợp thông tin của hơn 180 quốc gia, và giao diện sử dụng gần giống với AirVisual.

Một điểm khác biệt của ứng dụng là nếu bạn có một số thiết bị lọc không khí đến từ các thương hiệu phổ biến như Philips thì Air Matter sẽ cho phép đồng bộ kết nối để quản lý và đưa ra các gợi ý về mức độ lọc cần áp dụng.

4. Air Quality by Plume Labs

Ứng dụng Air Quality
Ứng dụng Air Quality

Điểm nổi trội của ứng dụng này so với những ứng dụng đo lường không khí khác chính là sự kết hợp giữa việc đo từ mặt đất, vệ tinh và hệ thống trí tuệ nhân tạo giúp cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác.

Ứng dụng cũng giúp đưa ra các gợi ý về thời điểm thích hợp để thực hiện các hoạt động như chạy bộ, đạp xe, đi dạo,…khi người dùng lựa chọn các biểu tượng có trên giao diện của ứng dụng.

Ô nhiễm không khí là một vấn đề đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến con người và môi trường. Hi vọng với 4 ứng dụng trên sẽ phần nào hỗ trợ bạn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ: