7 Dấu Hiệu Nhận Biết Đau Ruột Thừa

dau-ruot-thua

Đau ruột thừa là một triệu chứng phổ biến của viêm ruột thừa, một tình trạng y tế khẩn cấp yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa bị viêm. Ruột thừa là một đoạn ống nhỏ, hình ngón tay, nằm ở đáy manh tràng, gần chỗ nối giữa đại tràng phải và ruột non. Kích thước của ruột thừa thường dao động từ 3 đến 13 cm và đường kính khoảng 6 mm.

dau-ruot-thua
Viêm ruột thừa

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm ruột thừa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc nhận biết và xử lý sớm triệu chứng đau ruột thừa là vô cùng quan trọng.

Viên ruột thừa nếu không điều trị kịp thời có thể:

  • Vỡ ruột thừa: Nếu ruột thừa bị viêm không được phẫu thuật kịp thời, nó có thể vỡ, giải phóng mủ và vi khuẩn vào khoang bụng.
  • Viêm phúc mạc: Nhiễm trùng và viêm nhiễm ở khoang bụng, một tình trạng rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
  • Áp xe ruột thừa: Nếu ruột thừa vỡ, nhưng cơ thể hình thành một túi mủ (áp xe) xung quanh nó, có thể dẫn đến nhiễm trùng cục bộ.
  • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ ruột thừa bị viêm có thể lan vào máu, gây nhiễm trùng huyết, một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

7 dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa:

nhan-biet-dau-ruot-thua
Nhận biết đau ruột thừa

1. Đau bụng quanh vùng rốn: Biểu hiện dễ nhận biết nhất của đau ruột thừa là những cơn đau bụng. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ quanh vùng rốn hoặc trên rốn, cơn đau thường kéo dài từ 2 tiếng đến 10 tiếng rồi sẽ giảm dần, nhưng theo thời gian cơn đau thường có xu hướng tăng lên, cảm giác đau buốt sẽ tăng dần và di chuyển xuống vùng xương chậu bên phải, cơn đau sẽ tăng mạnh khi thay đổi tư thế. Ở một số người những cưn đau bụng có thể lan đến vùng lưng, hạ vị hoặc dưới sườn bên phải, tùy thuộc vào vị trí của ruột thừa.

2. Đau bụng kèm thở sâu, ho và hắt hơi: Một số người có thể cảm thấy đau bụng kéo dài kèm theo các cơn thở sâu, thường xuyên hắt hơi. Đây là dấu hiệu đau ruột thừa thường gặp, gây ra sự khó chịu và làm người bệnh cảm thấy bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

3. Táo bọn hoặc bị tiêu chảy: Người bị đau ruột thừa thường có các triệu chứng tiêu chảy không kiểm soát. Trái lại một số người bị viêm ruột thừa có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, dẫn đến táo bón và cảm giác nóng trong người.

4. Chán ăn, ăn không ngon: Những người bị đau ruột thừa thường mất cảm giác thèm ăn và cảm thấy buồn nôn. Ban đầu, họ có thể chỉ cảm thấy chán ăn, nhưng dần dần sẽ không muốn ăn bất cứ thứ gì. Mỗi khi ăn, họ có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo đó là những cơn đau nhói ở bụng.

5. Hay buồn nôn hoặc hay nôn (thường xuất hiện sau khi đau bụng bắt đầu): Viêm ruột thừa không chỉ gây đau bụng mà còn kèm theo những cơn buồn nôn đột ngột hoặc xảy ra sau khi ăn, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

6. Sốt cao: Người bị đau ruột thừa thường bị sốt khoảng 38 độ C. Nếu viêm ruột thừa phát triển thành viêm phúc mạc, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến sốt cao.

7. Tiểu tiện nhiều lần: Người bị đau ruột thừa thường có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường do quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng và chức năng của đường ruột bị suy giảm.

Nguyên nhân chính gây viêm ruột thừa

nguyen-nhan-vien-ruot-thua
Nguyên nhân viêm ruột thừa

1. Tắc nghẽn lòng ruột thừa:

  • Phân cứng (sỏi phân): Là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn. Phân cứng hoặc các mảnh vụn từ ruột có thể lọt vào ruột thừa và gây tắc nghẽn.
  • Các mảnh thức ăn không tiêu hóa: Thỉnh thoảng, các mảnh thức ăn không tiêu hóa có thể làm tắc nghẽn ruột thừa.
  • Sưng mô lympho: Các mô lympho trong ruột thừa có thể sưng lên do nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm virus, gây tắc nghẽn.

2. Nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Nhiễm khuẩn hoặc virus ở đường ruột có thể dẫn đến viêm và sưng ruột thừa.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun có thể làm tắc nghẽn ruột thừa.

3. Các bệnh lý đường tiêu hóa:

  • Bệnh Crohn: Là một bệnh viêm đường ruột, có thể ảnh hưởng đến ruột thừa và gây viêm.
  • Viêm loét đại tràng: Cũng có thể dẫn đến viêm ruột thừa.

Khi ruột thừa bị tắc nghẽn, vi khuẩn trong ruột thừa bắt đầu phát triển nhanh chóng, gây viêm và sưng. Áp lực trong ruột thừa tăng lên, gây ra đau. Nếu không được điều trị, ruột thừa có thể vỡ, gây nhiễm trùng lan rộng trong khoang bụng (viêm phúc mạc).

Phương pháp điều trị bệnh đau ruột thừa:

phau-thuat-mo-noi-soi
Phẫu thuật mổ nội soi viêm ruột thừa

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh đau ruột thừa hiệu quả nhất đối với những trường hợp chưa có biến chứng vẫn là phẫu thuật mổ nội soi. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh đau ruột thừa đã gây biến chứng hoặc khi người bệnh không phù hợp để thực hiện phẫu thuật nội soi thì cần được phẫu thuẩt mở.

Tóm lại: Nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện của bệnh đau ruột thừa thì cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt để nhận được sự tư vấn và phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ: