Dê tái chanh là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam, đây cũng là một đặc sản của tỉnh Ninh Bình được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị tươi ngon, hấp dẫn và cách chế biến đơn giản. Nếu bạn muốn thêm món ăn này vào mâm cơm gia đình trong ngày cuối tuần thì có thể xem hướng dẫn cách làm dê tái chanh dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm dê tái chanh
- 500g thịt dê tươi
- 2-3 quả chanh tươi
- 1 củ gừng
- 1 củ tỏi
- 1 củ hành tây
- Ớt tươi
- Rau thơm: rau răm, rau húng, rau mùi
- Đậu phộng rang giã nhỏ
- Mè rang
- Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, mắm tôm, đường
Cách làm dê tái chanh
Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu
- Thịt dê: Rửa sạch, để ráo, thái thành những lát mỏng.
- Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Tỏi: Bóc vỏ, băm nhỏ.
- Hành tây: Bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng.
- Ớt: Rửa sạch, bỏ hạt, thái lát mỏng.
- Rau thơm: Rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
Bước 2: Chuẩn Bị Thịt Dê
- Đun sôi nước, cho gừng vào nồi để khử mùi hôi của thịt dê.
- Cho thịt dê vào chần qua nước sôi khoảng 1-2 phút, sau đó vớt ra, để ráo.
Bước 3: Trộn Thịt Dê Với Chanh
- Thịt dê đã để ráo, cho vào tô lớn.
- Vắt nước cốt chanh vào tô thịt dê, trộn đều. Để thịt ngấm chanh khoảng 15-20 phút cho tái.
- Thêm tỏi băm, hành tây, ớt vào tô thịt, trộn đều.
Bước 4: Thêm Gia Vị
- Cho một ít muối, tiêu, hạt nêm, đường vào tô thịt, trộn đều.
- Nếm lại cho vừa miệng.
Bước 5: Hoàn Thiện Món Ăn
- Trước khi ăn, thêm rau thơm (rau răm, rau húng, rau mùi) vào tô thịt, trộn đều.
- Rắc đậu phộng rang giã nhỏ và mè rang lên trên.
Bước 6: Thưởng Thức
- Bày dê tái chanh ra đĩa, trang trí với rau thơm và ớt tươi.
- Món này thường được ăn kèm với tương bần pha chanh, tỏi, ớt, và đường.
Cách pha tương:
- Bột ngọt: 2 thìa cafe
- Đường: 1 thìa cafe
- Tương bần: 1/2 bát con
- Gừng, Xả, Ớt băm nhỏ
Tất cả những gia vị trên bạn cho vào khuấy đều sau đó nếm lại cho vừa ăn là được.
Giá trị dinh dưỡng của thịt dê
Thịt dê là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời bao gồm protein, các khoáng chất như sắt, kẽm, kali và vitamin B12. Ngoài ra, thịt dê cũng có ít chất béo, kể cả chất béo bão hòa so với các loại thịt đỏ khác,
Một khẩu phần thịt dê nấu (khoảng 85 gram) cung cấp:
- Calo: 122
- Chất đạm: 23 gram
- Chất béo: 2,6 gram
- Chất béo bão hòa: 0,8 gram
- Tinh bột: 0 gram
- Đường: 0 gram
- Chất xơ: 0 gram
- Riboflavin: 30% DV
- Sắt: 18% DV
- Vitamin B12: 17% DV
- Kẽm: 30% DV
- Kali: 10% DV
9 tác dụng tuyệt vời từ thịt dê
Nhiều người vẫn đang đặt ra câu hỏi: ăn thịt dê có tác dụng gì? ăn thịt dê có tốt không? Hay thịt dê bao nhiêu bữa một tuần? Theo hellobacsi thì thịt dê có nhiều tác dụng:
1. Giảm nguy cơ viêm mạch máu
Tác dụng thịt dê có thể làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là trong mạch máu. Đó là do trong thịt dê có thành phần axit linoleic liên hợp, một trong số những axit béo có khả năng ngăn ngừa và giảm viêm.
2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Ăn thịt dê có tốt không? Trong thịt dê có chứa nhiều chất béo không bão hòa hơn lượng chất béo bão hòa (làm tăng nồng độ cholesterol trong máu). Nhờ đó, thịt dê làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành. Vitamin B trong thịt dê còn giúp đốt cháy mỡ, kiểm soát cân nặng và phòng ngừa béo phì – yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Ăn thịt dê giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Axit linoleic liên hợp có trong thịt dê là loại axit béo có khả năng phòng ngừa ung thư. Không những thế, thịt dê cũng chứa phức hợp vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, axit panthothenic cùng selen và choline cũng có lợi ích ngăn ngừa ung thư.
4. Thịt dê có tác dụng gì? Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Thực ra thì tất cả các loại thịt đều tốt cho người bệnh thiếu máu và thịt dê là một trong số đó. Nguyên nhân là bởi thịt dê có chứa hàm lượng sắt rất cao. Thịt dê cũng rất có lợi đối với phụ nữ mang thai do phụ nữ ở vào giai đoạn này rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu. Do đó, phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt rất nên bổ sung thịt dê vào khẩu phần ăn của mình.
5. Cung cấp axit béo omega-3
Nhiều người đều nghĩ rằng axit béo omega-3 chỉ có nhiều trong những loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích… Thật ra thì thịt dê cũng là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 chất lượng. Chất béo omega-3 được biết đến như một chất chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại viêm khớp. Chất này cũng giúp da hồng hào khỏe mạnh, giảm tình trạng khô da và đồi mồi.
6. Ăn thịt dê có tác dụng gì trong việc hỗ trợ tuần hoàn máu?
Mọi người thường hạn chế ăn thịt đỏ vì loại thịt này có liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe tim mạch và tuần hoàn máu. Tuy nhiên, thịt dê lại là một trường hợp ngoại lệ mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa. Thịt dê rất giàu khoáng chất sắt và vitamin B12, đồng thời hàm lượng kali trong thịt dê cũng rất tốt cho tuần hoàn máu.
7. Phòng tránh các dị tật bẩm sinh
Ăn thịt dê có tác dụng gì? Không những giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai, các thai phụ cũng nên ăn thịt dê bởi loại thịt này giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Thịt dê có chứa sắt và vitamin B12 hỗ trợ cho quá trình sản xuất tế bào máu. Nếu không có các tế bào máu này, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng và trường hợp tệ nhất sẽ dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
8. Ăn thịt dê có tác dụng gì? Làm đẹp da và tóc
Thịt dê cũng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của da và tóc. Các khoáng chất trong thịt dê cùng với vitamin B12 giúp thúc đẩy sự tái tạo tế bào da mạnh mẽ hơn. Thịt dê cũng có thể là giải pháp đáng cân nhắc nếu bạn đang gặp phải một số vấn đề khác về da như da bị chàm, mụn hay da bị khô.
9. Tăng cường sinh lý nam giới
Theo Đông y, thịt dê giúp tăng cường khả năng “giường chiếu” ở nam giới do có các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam. Trong các món ăn làm từ dê để tăng cường sinh lực, nhiều người rất ưa chuộng hai món ngọc dương (tinh hoàn dê) và thịt dê hầm thuốc Bắc.
Một vài lưu ý khi ăn thịt dê:
- Không ăn quá nhiều: Thịt dê có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ăn thịt dê nếu đang bị nóng trong người, lở miệng, nhiệt lưỡi, sưng chân răng, đau mắt đỏ…
- Không uống trà sau khi ăn thịt dê: Trà xanh có chứa axit tannic, còn thịt dê lại có nhiều protein nếu kết hợp lại sẽ dễ gây ra tình trạng táo bón. Nếu để táo bón kéo dài lâu sẽ khiến các chất thải và độc tố hấp thụ ngược vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.
- Không ăn thịt dê với giấm chua: Tác dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê sẽ bị giảm đi nếu ăn cùng với giấm chua. Vì thế, bạn cần tránh kết hợp hai thành phần này với nhau.
- Không ăn thịt dê cùng bí đỏ: Cả thịt dê và bí đỏ đều có tính nóng nên khi kết hợp cùng nhau sẽ dễ sinh nhiệt, gây nóng trong người. Những gia vị khác có tính nóng cũng nên tránh ăn cùng thịt dê như ớt, tiêu, đinh hương…